Vậy làm thế nào để điều trị dứt căn bệnh viêm giác mạc này? Hãy cùng Bệnh viện mắt Phương Nam tìm hiểu nhé!
Nguyên nhân gây bệnh viêm giác mạc
Mắt rất nhạy cảm, giác mạc là lớp rất mỏng, là bộ phận đầu tiên của mắt tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên giác mạc rất dễ bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus hoặc nấm xâm nhập. Do đó, giác mạc không chỉ bị tổn thương khi chúng ta đeo kính áp tròng mà còn bởi nhiều nguyên nhân khác. Cụ thể như sau:
- Do những chấn thương mắt khi lao động hoặc sinh hoạt như để bụi, mảnh kính, côn trùng bắn vào mắt, va quẹt vật nhọn vào mắt…
- Có thể do tình trạng thiếu vitamin A
- Do virus, vi khuẩn trong môi trường hoặc lây từ người bệnh
- Do sử dụng kính áp tròng không được vệ sinh đúng cách.
- Lông quặm, lông siêu cũng là nguyên nhân có thể gây viêm giác mạc.
Nếu không điều trị kịp thời thì viêm giác mạc sẽ dẫn đến các biến chứng nào?
Tiềm năng của các biến chứng viêm giác mạc bao gồm:
- Viêm giác mạc mãn tính
- Mãn tính hoặc nhiễm virus tái phát của giác mạc
- Loét giác mạc
- Sưng và sẹo giác mạc
- Giảm thị lực tạm thời hoặc vĩnh viễn
- Mù lòa
Điều trị viêm giác mạc
- Ngay sau khi bị chấn thương nên lấy dị vật ra nếu dị vật ở nông.
- Rửa mắt nhiều lần bằng nước muối sinh lí (0.9%) hoặc nước sôi để nguội.
- Nhỏ thuốc kháng sinh: Chloramphenicol 0.4% hoặc Sunlfacilum 20% hoặc Gentamicin 0.3%, nhỏ từ 4 – 6 lần trong 1 ngày. Việc sử dụng thuốc nhỏ mắt trị bệnh viêm giác mạc nên làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ, bạn không nên tùy ý sử dụng.
- Tra mỡ Tetracyclin 1% ngày 2 lần trước khi ngủ.
- Tuyệt đối không tra hoặc dùng corticoid dưới bất cứ hình thức nào.
- Trường hợp nặng có thể dùng kháng sinh uống hoặc tiêm, sau đó chuyển người bệnh lên tuyết trên để điều trị.
- Trường hợp tổn thương nông và gọn thì nên theo dõi trong 1 – 2 ngày sau, nếu bệnh tiến triển nặng hơn, thị lực giảm 8/10 cần chuyển người bệnh lên tuyến chuyên khoa mắt để điều trị.
Phòng bệnh để giúp cho đôi mắt khỏe mạnh
- Khi làm việc, tiếp xúc với môi trường có nguy cơ nhiễm khuẩn mắt, nhiều bụi bẩn cần bảo hộ cận thận bằng mắt kính chuyên dụng.
- Vệ sinh kính áp tròng kỹ hơn và thường xuyên hơn.
- Những bệnh về mắt như lông quặm, viêm túi lệ cần được điều trị sớm và dứt điểm để tránh nguy cơ viêm giác mạc.
- Rửa vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý khi có dấu hiệu mắt bệnh, đỏ, mỏi mắt.
- Người lao động cần có ý thức sử dụng phương tiện bảo hộ lao động khi làm việc.
- Khi sử dụng máy tuốt lúa nên sử dụng kính bảo vệ, tránh để hạt lúa văng vào mắt hay lá lúa quệt vào mắt.
- Nên đeo kính để tránh bụi, dị vật, côn trùng bay vào mắt khi ra đường.
- Không nên dụi mắt liên tục nếu chẳng may bị côn trùng, dị vật bay vào mắt mà ngay lúc đó cần nhúng mắt trong một cốc nước sạch và nháy mắt liên tục.
- Không sử dụng thuốc nhỏ mắt corticosteroid.
- Khi chưa rửa tay kĩ lưỡng tránh chạm vào mắt, mi mắt và da quanh mắt nếu có lạnh, đau hoặc một nốt phồng rộp herpes.
Đối với người sử dụng kính áp tròng thì nên tuân thủ những phương pháp như sau:
- Vệ sinh kính áp tròng kỹ lưỡng và thường xuyên.
- Trước khi đi ngủ nên tháo kính khỏi mắt.
- Trước khi xử lý kính cần rửa sạch và lau khô tay.
- Việc chăm sóc ống kính cần thực hiện theo hướng dẫn chăm sóc mắt chuyên nghiệp.
- Sử dụng sản phẩm chăm sóc chuyên dụng cho các loại ống kính.
- Để tăng cường hiệu suất làm sạch của các giải pháp kính áp tròng, trong quá trình làm sạch cần nhẹ nhàng xoa bóp các ống kính.
- Thay thế kính áp tròng được khuyên dùng.
- Thay thế kính mỗi 3-6 tháng.
- Khi đi bơi không đeo kính áp tròng.
- Nếu từng bị tái phát viêm giác mạc do vi rút nhiều vì đeo kính áp tròng, biện pháp lúc này là ngừng sử dụng kính áp tròng.
Đôi mắt cần được chăm sóc và bảo vệ đúng cách để luôn có được một thị lực hoàn hảo. Những kiến thức đã chia sẻ trên hy vọng sẽ trở thành cẩm nang giúp bạn bảo vệ bản thân và gia đình của mình tốt hơn. Chúc bạn luôn có một đôi mắt khỏe đẹp.
BỆNH VIỆN MẮT KỸ THUẬT CAO PHƯƠNG NAM
Địa chỉ: 360 Điện Biên Phủ P11-Q10-TP.HCM (đối diện BV Bình Dân)
Điện thoại: (08) 544 56360 – Fax: (08) 544 56363
Hotline tư vấn Phaco & Lasik: 0979 79 72 79
E-mail: info@benhvienmatphuongnam.com
Website: www.benhvienmatphuongnam.com