Kiến thức

Thuốc nhỏ mắt trị viêm giác mạc

Viêm giác mạc là một bệnh ở mắt gây giảm thị lực và có thể dẫn tới thủng giác mạc nếu không được điều trị kịp thời.

Đây là căn bệnh dễ xảy ra do giác mạc là một lớp mỏng, trong suốt và là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với bên ngoài. Nhưng nếu biết cách xử trí và đề phòng viêm giác mạc thì các vết loét có thể khỏi dần, để lại sẹo đục nhưng thị lực vẫn bị giảm. Vậy thuốc nhỏ mắt có phải là phương pháp điều trị viêm giác mạc không? Để Bệnh viện mắt Phương Nam cho bạn biết nhé!

 

Thuoc-nho-mat-tri-viem-giac-mac-1
Thuốc nhỏ mắt là một trong những phương pháp điều trị viêm giác mạc hữu hiệu

Thuốc nhỏ mắt và các loại thuốc nhỏ mắt

Thuốc nhỏ mắt (tra mắt) thường dưới 2 dạng:

  • Thuốc nước là dạng thuốc mắt được dùng phổ biến nhất. Ưu điểm là dễ dùng, không ảnh hưởng đến thị lực. Nhược điểm thời gian tồn tại ở bề mặt kết-giác mạc rất ngắn.

 

Thuoc-nho-mat-tri-viem-giac-mac-2
Thuốc nước tồn tại ở bề mặt kết-giác mạc rất ngắn

 

  • Thuốc mỡ ít kích thích, và ít hấp thụ qua lệ đạo, bền vững hơn thuốc nước và thời gian tồn tại ở mắt dài hơn nên có thể giảm số lần dùng thuốc. Nhược điểm là tạo thành một lớp mỏng trước giác mạc làm cho mắt nhìn bị mờ, gây dính các lông mi, và thường gây viêm da tiếp xúc.

 

Thuoc-nho-mat-tri-viem-giac-mac-3
Thuốc mỡ sử dụng trong khoảng thời gian dài hơn

Thuốc nhỏ mắt trị viêm giác mạc

Khi xác định được nguyên nhân gây bệnh thì sẽ dễ dàng tìm được thuốc nhỏ mắt phù hợp, mang lại hiệu quả cao hơn.

Đối với bệnh do Virus: Có những loại thuốc chống tất cả các virus nói chung như Idoxuridine (dung dịch 0,1%, mỡ 0,5%), Vira – A (mỡ 3%), Trifluridine (Viroptic – dung dịch 1%),…

  • Idoxuridine (IDU, Herplex): IDU (thuốc nước 0,1% hoặc thuốc mỡ 0,5%) được dùng để điều trị các viêm giác mạc do vi rút herpes simplex và vi rút vaccinia. Tác dụng tốt nhất với các hình thái viêm có tổn hại biểu mô. Một số tác dụng phụ có thể gặp: kích thích nhẹ ở mi và kết mạc, phù giác mạc, tổn hại biểu mô giác mạc dạng chấm nông
  • Vidarabin (Vira-A) thuốc mỡ 3%: chỉ định của thuốc giống như IDU, thường dùng cho các trường hợp điều trị IDU không kết quả hoặc viêm giác mạc do herpes simplex tái phát. Một số tác dụng phụ có thể có: kích thích nhẹ, chảy nước mắt, cảm giác dị vật, cương tụ kết mạc, rát mắt.
  • Trifluridin (Viroptic) dung dịch 1%: độ hòa tan tốt hơn 2 thuốc trên nên ngấm qua giác mạc tốt hơn, do đó có thể dùng cho viêm mống mắt do vi rút. Thuốc có thể gây cương tụ kết mạc hay tổn hại biểu mô giác mạc dạng chấm nông.
  • Riêng với virus herpes, thì nên dùng Acyclovir (Zovirax) thuốc mỡ 3%: thuốc có tác dụng chọn lọc đối với các vi rút họ herpes bao gồm: herpes simplex, herpes zoster (zona), cytomegalovirus, và vi rút EB, ít độc đối với những tế bào bình thường.

 

Thuoc-nho-mat-tri-viem-giac-mac-4
Idoxuridine (IDU, Herplex)

 

Đối với các loại nấm: Ở nước ta, loét giác mạc hay gặp do 2 loại nấm Aspergilus fumigatus và Cephalosporium falciformits. Thuốc chống nấm có thể chia thành 2 loại: thuốc chống nấm kháng sinh và thuốc chống nấm không kháng sinh. Hiện nay, chưa có nhiều thuốc chống nấm dưới dạng dung dịch nhỏ mắt.

  • Amphotericin B (Fungizone): là một thuốc chống nấm kháng sinh. Thuốc có phổ rộng, tác dụng với nhiều loại nấm, đặc biệt là Histoplasma, Blastomyces, Cryptococcus, và một số chủng Candida, do đó dùng trong điều trị viêm loét giác mạc do nấm.
  • Natamycin (Natacyn, Pimaricin): là một thuốc chống nấm dưới dạng dung dịch tra mắt 0,5%. Thuốc này tác dụng tốt với nấm sợi và nấm men, bao gồm Candida, Aspergillus, Cephalosporium, Fusarium, Penicillium. Chỉ định của thuốc là các bệnh nấm của kết mạc, giác mạc, bờ mi. Thuốc có thể gây ra một tác dụng phụ là viêm kết mạc dị ứng.
  • Miconazol (Monistat): tác dụng với Candida, Cryptococcus, Aspergillus. Thuốc có thể dùng dưới dạng thuốc tra mắt hoặc tiêm dưới kết mạc để điều trị các nhiễm nấm giác mạc. Tác dụng phụ tại chỗ có thể là ngứa, rát, và kích thích.

 

Thuoc-nho-mat-tri-viem-giac-mac-7
Thuốc Miconazol có thể dùng dưới dạng thuốc tra mắt

 

Ngoài ra, nếu các bác sĩ cũng có thể chỉ định các loại thuốc chống viêm như sau:

  • Thuốc chống viêm steroid (corticosteroid) tác dụng rất tốt đối với quá trình viêm và dị ứng ở mắt, có thể dưới dạng dung dịch hòa tan, dịch treo, hoặc thuốc mỡ. Các corticosteroid đóng một vai trò quyết định trong điều trị các bệnh viêm giác mạc chấm nông, viêm giác mạc sâu. Tuy nhiên, Corticosteroid cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ở mắt do đó cần sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc chống viêm không steroid (thường được viết tắt là NSAID) ức chế  những chất trung gian cho quá trình viêm, do đó có tác dụng làm giảm viêm. Một số thuốc chống viêm không steroid phổ biến hiện nay là: Indometacin (Indocollyre), Flurbiprofen (Ocufen), Diclofenac (Vontaren).

 

Thuoc-nho-mat-tri-viem-giac-mac-6
Thuốc Corticosteroid đơn thuần: Dexamethason

 

Thuốc được sử dụng đúng liều, đúng thời gian và kết hợp với các loại thuốc khác thì hiệu quả điều trị mới cao. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm viêm giác mạc có cần ăn kiêng ăn gì không.

Do đó, để có phương pháp điều trị đúng đắn và an toàn, khi có dấu hiệu bệnh, chúng ta hãy đến ngay bệnh viện mắt gần nhất để được khám và chữa bệnh.

BỆNH VIỆN MẮT KỸ THUẬT CAO PHƯƠNG NAM

Địa chỉ: 360 Điện Biên Phủ P11-Q10-TP.HCM (đối diện BV Bình Dân)

Điện thoại: (08) 544 56360 – Fax: (08) 544 56363

Hotline tư vấn Phaco & Lasik: 0979 79 72 79

E-mail: info@benhvienmatphuongnam.com

Website: www.benhvienmatphuongnam.com

Chia sẻ

Kiến thức liên quan