Với từng phương pháp đó, ưu và nhược điểm là gì? Hãy cùng Bệnh viện Mắt Phương Nam tìm hiểu các phương pháp phẫu thuật mắt cận thị sau đây nhé!
1. Phẫu thuật khúc xạ bằng Laser Excimer
Phẫu thuật LASIK | Phẫu thuật Laser bề mặt (EpiLASIK, PRK, LASEK) | |
Đối tượng bệnh nhân | Được dùng cho đa số bệnh nhân | Trường hợp giác mạc mỏng, độ cận trung bình và nhẹ. |
Quy trình thực hiện | Bước 1: Lớp vạt mỏng (khoảng 120 micron) ở ngoài cùng của giác mạc được tạo ra và lật lên.
Bước 2: Laser chiếu trên bề mặt để làm giảm hoặc tăng độ cong giác mạc (chữa cận thị và viễn thị) hoặc làm đều giác mạc (chữa loạn thị). Bước 3: Sau khi chiếu Laser, vạt giác mạc được đậy lại, tự liền không cần khâu. |
Bước 1: Lớp tế bào biểu mô trên cùng (khoảng 50-60 micron) được bóc bỏ và chiếu laser.
Bước 2: Lớp tế bào này được cơ thể tự tái tạo để phủ lại trên bề mặt trong vòng 3 – 5 ngày. |
Ưu điểm | Không đau, thị lực phục hồi sau 2-5 giờ, khúc xạ ổn định nhanh.
|
Không bị biến chứng vạt giác mạc.
An toàn và phù hợp cho những người có đặc thù công việc hoặc phong cách sống dễ chấn thương (cảnh sát, quân nhân, võ sĩ…). |
Nhược điểm | Không điều trị được khi giác mạc quá mỏng hoặc khi tật khúc xạ quá cao | Bề mặt kích thích và cộm xốn, chảy nước mắt trong 3-5 ngày khi lớp biểu mô chưa tái tạo.
Thị lực chậm phục hồi hơn và khúc xạ dao động nhiều hơn so với LASIK. Cần tái khám, nhỏ thuốc đều đặn, đầy đủ và theo đúng chỉ dẫn để kiểm soát tính trong suốt của giác mạc. |
2. Phẫu thuật khúc xạ nội nhãn
Được sử dụng cho các trường hợp tật khúc xạ quá nặng, nhiều trường hợp phải phối hợp với phẫu thuật cận thị Laser Excimer.
Để điều trị những trường hợp này bác sĩ sẽ đặt bổ sung một thấu kính vào bên trong mắt hoặc thay thế thủy tinh thể tự nhiên bằng một thấu kính nhân tạo.
- Ưu điểm: Điều trị được độ nặng.
- Nhược điểm: Can thiệp nội nhãn, tính chính xác thấp hơn phẫu thuật laser.
3. Phẫu thuật không chạm SmartSurfACE
Một chùm tia laser được chiếu trên bề mặt biểu mô giác mạc. Nó bắn phá cùng lúc biểu mô và sâu dần vào chất nền giác mạc.
Quá trình này được tính toán dựa vào các thông số tật khúc xạ của người bệnh để đạt tới một tạo hình giác mạc mới. Làm sao để tạo hình này đóng vai trò như một thấu kính điều chỉnh lại ánh sáng, hội tụ đúng võng mạc và cho ảnh rõ nét trở lại với từng trường hợp người cận thị, viễn thị, cũng như loạn thị.
Do phần rìa giác mạc luôn dự trữ sẵn tế bào gốc nên tế bào gốc sẽ biến thành tế bào biểu mô, tái sinh lớp giác mạc mới sau 5-7 ngày. Trong thời gian đó, bệnh nhân sẽ được chỉ định đeo kính áp tròng.
- Ưu điểm: có thời gian thực hiện nhanh hơn. Trong trường hợp SmartSurfACE, đó là 2 phút so với 5-10 phút của LASIK. Một lợi thế khác, không chạm và không tạo vạt khiến SmartSurfACE loại bỏ được một số biến chứng liên quan đến vạt giác mạc.
- Nhược điểm: phá hủy một diện tích lớn biểu mô giác mạc. Mặc dù là phẫu thuật không dùng dao và “không chạm”, TransPRK lại khiến bệnh nhân đau hơn, có khi phải dùng đến thuốc giảm đau.
Có thể thấy sự không ngừng cải tiến của các phương pháp phẫu thuật mắt là một điều đáng khích lệ. Trải qua hơn 1 thế kỷ trong lĩnh vực này, nhiều công nghệ phẫu thuật mắt hàng đầu đang tiệm cận đến cùng một mức độ hiệu quả. Điều này vô tình gây khó khăn cho người bệnh trong việc lựa chọn.
BỆNH VIỆN MẮT KỸ THUẬT CAO PHƯƠNG NAM
Địa chỉ: 360 Điện Biên Phủ P11-Q10-TP.HCM (đối diện BV Bình Dân)
Điện thoại: (08) 544 56360 – Fax: (08) 544 56363
Hotline tư vấn Phaco & Lasik: 0979 79 72 79
E-mail: info@benhvienmatphuongnam.com
Website: www.benhvienmatphuongnam.com