Vậy nguyên nhân nhược thị là gì? Nhược thị có chữa được không? Hãy cùng Bệnh viện mắt Phương Nam tìm hiểu và thảo luận về nhược thị.
1. Nguyên nhân gây nhược thị
Nhược thị do rất nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do các bệnh gây cản trở, che khuất trục quang học thị giác của mắt như sẹo giác mạc, sụp mí, đục thủy tinh thể bẩm sinh, di chứng màng đồng tử. do các tật khúc xạ, bệnh nhược thị thường xảy ra ở người bị tật khúc xạ nặng, đặc biệt với các bệnh nhân viễn thị và loạn thị. Do lệch khúc xạ: tật khúc xạ ở hai mắt không đều nhau. thường độ chênh lệch giữa hai mắt trên 2D có thể dẫn đến nhược thị ở mắt có khúc xạ cao hơn.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết bệnh nhược thị có nguy hiểm không?
2. Triệu chứng của bệnh
Lác mắt là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh nhân bị nhược thị. Nếu trẻ có dấu hiệu như nhìn mờ một mắt hoặc hai mắt, mỏi mắt kèm theo sụp mí thì tốt nhất bạn nên đưa trẻ đến chuyên khoa mắt để kiểm tra.
Ngoài ra nếu trẻ bị mắc các bệnh về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị nhưng vẫn bị giảm thị lực sau khi điều chỉnh số kình. Hoặc độ chênh lệch thị lực giữa hai mắt khá lớn (từ hai hàng thị lực trở lên).
3. Bệnh nhược thị có chữa được không?
Trẻ càng nhỏ càng dễ điều trị nhược thị vì trong những năm đầu là lúc thị lực của trẻ dần phát triển khả năng hồi phục cao hơn. Bước qua giai đoạn tuổi thiếu niên thị lực đã phát triển ổn định, khả năng phục hồi lại hoàn toàn thị lực bình thường là không thể.
Trên 13 tuổi nếu có phát hiện nhược thị việc chữa trị chỉ là tình trạng mắt khá hơn chứ không thể hồi phục hoàn toàn. Vì vậy khi trẻ vào độ tuổi đi học hãy cho trẻ thăm khám mắt thường xuyên, nếu phát hiện nhược thị và điều trị kịp thời thị lực của trẻ sẽ hồi phục và phát triển bình thường.
Tùy vào nguyên nhân gây nhược thị mà có biện pháp chữa trị thích hợp. Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây nhược thị ở trẻ. Nếu do các bệnh lý về mắt như cận, viễn, loạn thì các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân mang kính chỉnh độ phù hợp.
Thông thường bác sĩ sẽ dùng biện pháp dán một bên mắt bình thường của người bệnh, để bệnh nhân tập trung phát triển và vận động bên mắt kém phát triển, dần điều chỉnh cho mắt trở lại bình thường. Đây cũng là biện pháp được sử dụng nhiều nhất và hiệu quả nhất, trong những trường hợp đặc biệt như lác mắt, đục thủy tinh thể bẩm sinh, sụp mí mắt,… bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật giúp mắt trở lại bình thường.
4. Cách phòng bệnh nhược thị
Nhược thị là bệnh về mắt xảy ra khá sớm ở trẻ và cũng rất khó phát hiện. Vì vậy ba mẹ cần đưa trẻ thăm khám thường xuyên để phát hiện bệnh ở trẻ nếu có.
Nên nhớ:
- Trẻ bị nhược thị thì điều trị sớm sẽ mang lại khả năng bình phục cao hơn cho trẻ.
- Mắt bị nhược thị do lác mắt thì điều trị trước 9 tuổi sẽ hồi phục hoàn toàn khả năng thị lực ở trẻ.
- Trẻ bị nhược thị do lệch khúc xạ thì độ tuổi điều trị để mắt trở lại bình thường là trước 12 tuổi.
Vì vậy độ tuổi để chữa trị nhược mắt chỉ dưới 12 tuổi . trong đó đối với trẻ bị nhược thị do tật khúc xạ, mắt phải được điều chỉnh kính tối ưu, đủ số. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về chứng nhược thị ở trẻ em thông qua bài viết của chúng tôi.
Nếu bạn còn đang phân vân không biết đâu là bệnh viện mắt tốt nhất cho việc khám cũng như phát hiện nhược thị thì Bệnh viện mắt Phương Nam sẽ là địa chỉ đáng tin cậy để bạn gởi gắm niềm tin. Với đội ngũ bác sĩ tận tâm nhiều kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại sẽ là nơi cùng bạn bảo vệ đôi mắt gia đình bạn.
BỆNH VIỆN MẮT KỸ THUẬT CAO PHƯƠNG NAM
Địa chỉ: 360 Điện Biên Phủ P11-Q10-TP.HCM (đối diện BV Bình Dân)
Điện thoại: (08) 544 56360 – Fax: (08) 544 56363
Hotline tư vấn Phaco & Lasik: 0979 79 72 79
E-mail: info@benhvienmatphuongnam.com
Website: www.benhvienmatphuongnam.com