Kiến thức

Thời gian ủ bệnh đau mắt đỏ và phương pháp phòng bệnh

Đau mắt đỏ không phải là một bệnh nguy hiểm, nhưng đau mắt đỏ gây ra nhiều phiền nhiễu cho người bệnh cũng như nhiều người xung quanh. Tùy vào thể trạng của từng người mà thời gian ử bệnh đau mắt đỏ cũng như thời gian khỏi bệnh cũng khác nhau.

Vậy thời gian ủ bệnh đau mắt đỏ là bao lâu và phương pháp phòng bệnh như thế nào? Hãy cùng Bệnh viện mắt Phương Nam tìm hiểu nào!

thoi-gian-u-benh-dau-mat-do-va-phuong-phap-phong-ngua-1
Đau mắt đỏ không phải là căn bệnh nguy hiểm về mắt

 

Bệnh kéo dài trong một tuần với những triệu chứng nhẹ

Một tuần là khoảng thời gian từ khi bệnh bắt đầu hình thành trong cơ thể đến khi bệnh biểu hiện rõ bên ngoài.

Ban đầu mắt có triệu chứng cộm rát, rỉ mắt ra nhiều, tự chảy nước mắt, mắt đỏ và mi mắt bị sưng, người bệnh cảm thấy khó chịu và ngứa rát mỗi khi chớp mắt nhiều và liên tục. Đầu tiên bạn chỉ bị một bên mắt trái hoặc mắt phải, vài ngày sau tình trạng tương tự sẽ xảy ra với mắt còn lại.

Với những biểu hiện trên, nhiều bệnh nhân đã có khả năng nhận ra bệnh đau mắt đỏ và kịp thời chữa trị. Nếu chữa trị kịp thời, bệnh đau mắt đỏ sẽ kéo dài trong khoảng một tuần.

 

thoi-gian-u-benh-dau-mat-do-va-phuong-phap-phong-ngua-2
Thời gian này người bệnh khó phát hiện được đâu là lau mắt đỏ

 

Tuần tiếp theo mắt sẽ trở lại trạng thái ban đầu, không còn gây khó chịu cho người bệnh nếu bệnh nhân áp dụng đúng các phương pháp chữa trị. Thậm chí nếu điều trị đúng đắn và sức đề kháng của bệnh nhân khá tốt thì người bệnh không cần đến một tuần cũng đã hoàn toàn khỏi bệnh. Nếu bị đau mắt đỏ do virus thì hầu hết bệnh cũng tự khỏi sau khoảng ấy thòi gian.

Người bệnh cần chú ý, việc để bệnh lây cho những người xung quanh không chỉ ảnh hưởng đến mọi người còn làm bệnh của bạn càng lâu khỏi hơn. Vì người này lây cho người khác,cứ xoay vòng như thế bệnh sẽ phát thành dịch và khó có thể chữa trị.

Do đó, bệnh nhân cần chú ý tránh những nơi đông người, như nơi làm việc, bệnh viện, những nơi công cộng… để đảm bảo thời gian bình phục của mắt nhanh nhất người bệnh cần cẩn thận, vệ sinh hơn trong sinh hoạt như tránh tiếp xúc với mọi người, sử dụng riêng các vật dụng cá nhân…

Khi bệnh diễn biến phức tạp hơn

Khi bệnh diễn biến phức tạp hơn mắt của bạn sẽ có những biểu hiện như mắt đỏ, thi lực bắt đầu suy giảm, người mắt bệnh sẽ sợ ánh sáng. Khi mắc phải những triệu chứng trên tốt nhất bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa mắt để được chữa trị, nhanh chóng kết thúc sự kéo dài của bệnh đau mắt đỏ.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau đây Khi nào cần đi khám bệnh đau mắt đỏ để xác định được thời điểm thích hợp.

thoi-gian-u-benh-dau-mat-do-va-phuong-phap-phong-ngua-3
Tránh tình trạng bệnh đau mắt đỏ diễn biến trở nên nặng hơn

 

Khi bệnh diễn biến nặng hơn, thông thường bác sĩ sẽ kê toa cho bạn một số loại thuốc tra mắt, dù chúng khá hiệu quả những vẫn có thể gây ra cho bạn một số tác dụng phụ không mong muốn, không hề tốt cho mắt và sức khỏe của bạn. vì thế khi bệnh chưa chuyển biến nặng hãy nhanh chống trị dứt điểm căn bệnh đau mắt đỏ không để bệnh chuyển biến nặng.

Cách nào để rút ngắn thời gian đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ càng được phát hiện sớm càng tốt vì khi được phát hiện sớm bệnh sẽ được chữa khỏi hẳn rất nhanh chóng.

Khi bắt đầu thấy tròng trắng của mắt dần chuyển sang màu đỏ, bạn nên cần chú ý theo dõi mắt nhiều hơn, chú ý đến những dấu hiệu tiếp theo để xác định tình trạng bệnh của mắt.

 

thoi-gian-u-benh-dau-mat-do-va-phuong-phap-phong-ngua-4
Cần phát hiện bệnh đau mắt đỏ càng sớm càng tốt

 

Ngay khi có những dấu hiệu đau mắt đỏ bạn cần nhỏ mắt bằng dung dịch NaCl (0.9%) –  loại thuốc rửa mắt rất phổ biến, đồng thời đến các bệnh viện chuyên khoa mắt để được chuẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh.

Cách phòng bệnh đau mắt đỏ

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, tránh đưa tay lên mắt, miệng, mũi…
  • Không dùng chung các vật dụng cá nhân như: khẩu trang, khăn mặt, thuốc nhỏ mắt, kính mát…
  • Vệ sinh mắt hằng ngày bằng nước nhỏ mắt NaCl (0.9%), vệ sinh miệng bằng nước súc miệng.
  • Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường để khử trùng các vật dụng của người bệnh.
  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc người được nghi là có bệnh.
  • Người bị đau mắt đỏ nên tránh tiếp xúc với người khác, tránh đến các nơi công cộng, nơi làm việc để tránh lây cho mọi người xung quanh.
  • Giữ vệ sinh bản thân cũng như đôi mắt thật kĩ.
  • Đến bác sĩ chuyên khoa mắt để được khám và chữa trị kịp thời. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc chữa trị hoặc sử dụng thuốc của người bệnh này cho người bệnh khác.
thoi-gian-u-benh-dau-mat-do-va-phuong-phap-phong-ngua-5
Cần phòng tránh trước khi mắc bệnh đau mắt đỏ

 

Đau mắt đỏ không phải là bệnh đặc biệt nghiêm trọng, nhưng nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh sẽ phát tán rất nhanh, lây cho nhiều người, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như công việc của nhiều người. Mỗi người tự ý thức để giữ môi trường xung quanh luôn thật sạch sẽ, phòng bệnh trước khi chữa bệnh sẽ là phương pháp hữu hiệu nhất.

 

 

BỆNH VIỆN MẮT KỸ THUẬT CAO PHƯƠNG NAM

Địa chỉ: 360 Điện Biên Phủ P11-Q10-TP.HCM (đối diện BV Bình Dân)

Điện thoại: (08) 544 56360 – Fax: (08) 544 56363

Hotline tư vấn Phaco & Lasik: 0979 79 72 79

E-mail: info@benhvienmatphuongnam.com

Website: www.benhvienmatphuongnam.com

Chia sẻ

Kiến thức liên quan