Kiến thức

Bệnh nhược thị là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu gây ra bệnh nhược thị

Không phải là căn bệnh phổ biến nhưng hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh nhược thị (mắt lười) đang có dấu hiệu gia tăng. Nếu không điều trị sớm, khả năng làm việc của mắt có thể bị suy nhược, gây ảnh hưởng lớn đến sự hình thành thị giác 2 mắt, thậm chí dẫn đến mù lòa.

Vậy bệnh nhược thì là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu gây ra bệnh nhược thị là gì? Cùng Bệnh viện mắt Phương Nam tìm hiểu nhé!

Benh-nhuoc-thi-la-gi-nguyen-nhan-va-trieu-chung-cua-benh-nhuoc-thi-1
Tỷ lệ người mắc bệnh nhược thị (mắt lười) đang có dấu hiệu gia tăng

Bệnh nhược thị là gì?

Nhược thị là sự giảm thị lực ở một mắt hoặc hai mắt mà không kèm theo tổn thương thấy được trên mắt đã điều chỉnh bằng kính và không do một nguyên nhân thực sự nào.

Benh-nhuoc-thi-la-gi-nguyen-nhan-va-trieu-chung-cua-benh-nhuoc-thi-2
Nhược thị là sự giảm thị lực ở một mắt hoặc hai mắt mà không kèm theo tổn thương

Nguyên nhân gây nhược thị

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh nhược thị:

  • Nhược thị do lác là phổ biến nhất.
  • Nhược thị do tật khúc xạ bao gồm cận thịviễn thịloạn thị và lệch khúc xạ (độ khúc xạ ở hai mắt không bằng nhau).
  • Mắt bị nhược thị còn có thể là do môi trường trong suốt của mắt bị che khuất khiến ánh sáng bị ngăn cản trên đường đi tới võng mạc, gây cản trở hình ảnh lưu lại trên võng mạc. Nguyên nhân chủ yếu là do bị đục môi trường quang học của mắt như đục thủy tinh thể, đục dịch kính, sẹo giác mạc, sụp mi…
  • Ngoài ra, nhược thị còn do võng mạc không được kích thích.
Benh-nhuoc-thi-la-gi-nguyen-nhan-va-trieu-chung-cua-benh-nhuoc-thi-3
Nhược thị do lác là phổ biến nhất

Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao

Bệnh nhược thị có thể xuất hiện ngay từ nhỏ. Thông thường khi nhỏ, trẻ bị nhược thị không phàn nàn về thị lực kém, và thỉnh thoảng vấn đề này chỉ được phát hiện lần đầu tiên khi kiểm tra thị lực cả 2 mắt (như việc kiểm trả mắt định kỳ ở trường học). Nếu phát hiện trẻ xuất hiện tật lác mắt, sa mí mắt, hay đục thuỷ tinh thể bẩm sinh thì các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra tổng quát định kỳ tình trạng nhược thị của trẻ.

 

Benh-nhuoc-thi-la-gi-nguyen-nhan-va-trieu-chung-cua-benh-nhuoc-thi-4
Người bị cận thị có nguy cơ mắc bệnh nhược thị cao

 

Người có nguy cơ cao bị nhược thị khi: Loạn thị nặng, viễn thị hay cận thị; Sự chênh lệch hình ảnh giữa hai mắt; Mất thị lực do các khiếm khuyết thị lực bẩm sinh như sa mí mắt, cườm mắt hay những tổn thương khác ở mắt…

Ngoài ra, các bạn nào chưa nắm được dấu hiệu của bệnh mắt mình đang mắc phải thì hãy tham khảo các bài viết sau đây:

Triệu chứng của bệnh

  • Đột nhiên nhìn mờ ở một hoặc cả hai mắt. Bị mỏi mắt có thể kèm theo đó là lác mắt, sụp mi.
  • Giảm thị lực ở một hoặc cả hai mắt sau khi đã điều chỉnh số kính.
  • Có thể tự nhiên mắt bị lác. Ở trẻ em, những bé bị lác cần được theo dõi cẩn thận, thường xuyên để kiểm tra xem nhược thị có xuất hiện hay không.
  • Mặc dù nhược thị thường chỉ ảnh hưởng tới một mắt nhưng bệnh cũng có thể liên quan cả hai mắt. Đôi khi, nếu bạn không đi khám mắt, sẽ không thể phát hiện được bệnh.
Benh-nhuoc-thi-la-gi-nguyen-nhan-va-trieu-chung-cua-benh-nhuoc-thi-5
Giảm thị lực ở một hoặc cả hai mắt sau khi đã điều chỉnh số kính

 

Nhược thị là bệnh về mắt xảy ra khá sớm ở trẻ. Điều trị bệnh càng sớm thì khả năng phục hồi của mắt bị nhược thị càng cao. Do đó, phụ huynh cần chủ động đưa trẻ đi khám mắt định kỳ để phát hiện bệnh và điều trị sớm các nguyên nhân có thể dẫn đến nhược thị ở trẻ.

 

BỆNH VIỆN MẮT KỸ THUẬT CAO PHƯƠNG NAM

Địa chỉ: 360 Điện Biên Phủ P11-Q10-TP.HCM (đối diện BV Bình Dân)

Điện thoại: (08) 544 56360 – Fax: (08) 544 56363

Hotline tư vấn Phaco & Lasik: 0979 79 72 79

E-mail: info@benhvienmatphuongnam.com

Website: www.benhvienmatphuongnam.com

Chia sẻ

Kiến thức liên quan