Khi bắt đầu thấy các triệu chứng viêm giác mạc xuất hiện ở trẻ, các bậc phụ huynh sẽ sớm nhận diện được bệnh và từ đó có những phương pháp điều trị, chăm sóc an toàn và hiệu quả. Hãy cùng Bệnh viên mắt Phương Nam tìm hiểu hơn về các triệu chứng viêm giác mạc ở trẻ em và cách điều trị.
Viêm giác mạc là tình trạng viêm mô hình vòm trên mặt trước của mắt bao phủ các đồng tử và mống mắt. Viêm giác mạc mắt rất hay gặp ở trẻ sơ sinh từ 5 đến 15 ngày tuổi. Điều đó gây cảm giác khó chịu cho trẻ, khiến chúng quấy khóc. Nếu không chữa trị nhanh chóng, trẻ có thể bị mù lòa do những biến chứng nghiêm trọng.
Nguyên nhân gây ra viêm giác mạc ở trẻ em
Nguyên nhân gây ra viêm giác mạc ở trẻ em rất đa dạng:
- Thương tích: vết xước trên bề mặt giác mạc do vết thương hoặc trày xước làm cho vi khuẩn có điều kiện thâm nhập vào giác mạc và gây ra viêm.
- Virus: virus gây bệnh cho mắt có thể là herpes hay clamydia cũng có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh về mắt, trong đó có viêm giác mạc. Đặc biệt, với trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu càng dễ bị các virus này thâm nhập.
- Nhiễm khuẩn từ trong bụng mẹ do vỡ nước ối cũng là một nguyên nhân của viêm giác mạc.
- Điều kiện vệ sinh: đặc biệt là nước. Vi khuẩn, mầm bệnh có trong nước nóng trong bồn tắm, khi tiếp xúc với mắt sẽ làm cho giác mạc bị viêm.
Triệu chứng của viêm giác mạc
- Cảm giác cộm mắt, nhức mắt: Mắt đau nhức nhối âm ỉ, từng lúc dội lên, bất cứ một tác động nào cũng làm tăng cảm giác đau.
- Mắt không mở to được, đỏ và sưng tấy mắt, chảy nước mắt liên tục và có gỉ mắt kèm theo,…
- Cảm thấy sợ ánh sáng: Khi gặp ánh sáng luôn nhắm nghiền mắt lại, không dám mở mắt.
- Bị chảy nước mắt: Khi mở mắt nước mắt sẽ chảy giàn giụa.
- Thị lực giảm.
- Giác mạc có đốm trắng đục, vùng kết mạc đỏ quanh vùng rìa (nhìn vào lòng đen mắt có đốm trắng đục, lòng trắng thì đỏ mắt)
Cách điều trị viêm giác mạc ở trẻ em
Vì đối tượng trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và non nớt, mỗi sự sai phạm đều có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về sau nên các bậc phụ huynh chú ý không tự ý điều trị mà cần được khám hoặc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Dựa vào mỗi nguyên nhân hoặc tình trạng sẽ có cách điều trị khác nhau.
- Đối với những trẻ sơ sinh bị viêm giác mạc còn ở tình trạng nhẹ, có thể sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt chống viêm để điều trị hiệu quả nhiễm trùng.
- Rửa mắt thường xuyên với nước muối sinh lí theo chỉ định của bác sĩ. Chú ý khi bôi hoặc tra thuốc mắt, người tiếp xúc tránh làm xước da, niêm mạc mắt và phải rửa tay kĩ với xà phòng để tránh vi khuẩn xâm nhập.
- Các trường hợp nặng hơn có thể sử dụng thêm thuốc kháng sinh ở dạng tiêm, dung dịch nhưng cần cẩn thận. Nếu viêm giác mạc là do virus gây ra, nên sử dụng acyclovir để tránh nhiễm trùng cow hôi toàn thân với liều dùng 60mg/kg/ngày, mỗi ngày chia làm 3 lần trong tối thiểu 14 ngày.
- Cùng với cách điều trị bằng thuốc, để bệnh mau hồi phục các cha mẹ vẫn phải giữ vệ sinh từ khăn lau mắt cho đến nguồn nước – những gì tiếp xúc với mắt trẻ đều phải sạch sẽ, an toàn, mềm, không gây kích ứng.
Vậy Viêm giác mạc bao lâu khỏi , đây chắc hẳn là vấn đề bạn đang quan tâm.
Viêm giác mạc ở trẻ em không quá khó khăn để điều trị nhưng nếu để tình trạng bệnh kéo dài sẽ gây ra những hệ quả xấu tác động trực tiếp đến đôi mắt của trẻ sau này. Vì đối tượng trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, đề kháng chưa cao, các bậc cha mẹ nên chú ý điều kiện, môi trường vệ sinh để bảo vệ sức khỏe cho con.
BỆNH VIỆN MẮT KỸ THUẬT CAO PHƯƠNG NAM
Địa chỉ: 360 Điện Biên Phủ P11-Q10-TP.HCM (đối diện BV Bình Dân)
Điện thoại: (08) 544 56360 – Fax: (08) 544 56363
Hotline tư vấn Phaco & Lasik: 0979 79 72 79
E-mail: info@benhvienmatphuongnam.com
Website: www.benhvienmatphuongnam.com