Do đó, chúng ta cần có những hiểu biết đúng đắn về căn bệnh này để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình. Cùng Bệnh viện mắt Phương Nam tìm hiểu thế nào bệnh đau mắt đỏ và cách điều trị bệnh đau mắt đỏ hiệu quả và nhanh chóng.
Dấu hiệu của bệnh đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc, có biểu hiện chính là mắt đỏ và có ghèn. Người bệnh thường đỏ một mắt trước, sau đó lan sang mắt thứ hai, cảm thấy khó chịu ở mắt, sau đó cộm như có cát, mắt nhiều ghèn, buổi sáng ngủ dậy hai mắt khó mở do nhiều dử dính chặt. Dử mắt có thể màu xanh hoặc màu vàng tùy tác nhân gây bệnh. Mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, chảy nước mắt.
Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh cũng có thể có thêm các triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, xuất hiện hạch ở tai. Thông thường người bệnh vẫn nhìn thấy bình thường, thị lực không bị suy giảm. Nếu bệnh nặng, mắt người bệnh có thể bị phù đỏ, có màng trong mắt, xuất huyết dưới kết mạc… thì hậu quả sẽ lớn hơn.
Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý những tình trạng cũng như triệu chứng rồi đưa ra quyết định khi nào cần đi khám bệnh viêm mắt đỏ hay không?
Làm thế nào để điều trị đau mắt đỏ?
-
Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý
Cần nhỏ nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) thường xuyên ngày 6-7 lần. Nhà nào có người bị đau mắt đỏ là cả nhà đều nên nhỏ mắt thường xuyên ngày 4-5 lần để phòng ngừa.
Lưu ý : Mỗi người nên dùng 1 chai riêng biệt chứ không xài chung với nhau dù là dùng chung giữa những người chưa bị (làm sao biết có bị lây virus chưa, có thể đã bị rồi nhưng chưa có biểu hiện vẫn có thể lây lan cho người khác được)
-
Giảm viêm sung – phù nề
Trẻ từ 1 tuổi trở lên, mẹ mua 9 viên Alpha Choay, cho con uống ngày 3 lần, lần 1 viên, uống 3 ngày là ngưng (chú ý là thuốc này nên uống sau ăn khoảng 30 phút vì uống lúc đói hại dạ dày.
Trẻ từ 8 tháng đến 1 tuổi, ngày uống 2 viên, lần 1 viên, uống 3 ngày
Trẻ 5 – 7 tháng tuổi, uống ngày 2 lần, lần 1/2 viên, uống 3 ngày
Với người lớn lớn uống ngày 3 lần, lần 2 viên, uống 3 ngày
Nếu mắt viêm sưng giảm hẳn thì dùng nước muối sinh lý nhỏ lại mỗi ngày trong vòng 2 tuần. Đây là thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh, nên không được dùng trong các trường hợp nhỏ mắt thường ngày không bị viêm sưng.
Những điều cần chú ý trong quá trình điều trị đau mắt đỏ
- Bạn phải ngưng sử dụng kính áp tròng và thay bằng kính gọng cho đến khi các triệu chứng bệnh biến mất hoàn toàn. Hãy nhớ thường xuyên vệ sinh sạch sẽ hộp đựng kính và kính nữa bạn nhé;
- Ghèn thường tích tụ ở mắt trong lúc ngủ và đặc biệt nếu người bệnh là trẻ nhỏ, bé sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu vì lớp ghèn làm dính chặt mắt lại. Do vậy, bạn hãy dùng khăn tắm nhúng nước ấm chùi nhẹ quanh vùng mắt bé để loại bỏ bớt ghèn;
- Sử dụng băng gạc vệ sinh mắt rất dễ lây bệnh từ mắt này sang mắt kia. Vì thế, bạn nên sử dụng hai miếng gạc cho mỗi mắt và chỉ dùng một lần duy nhất;
- Khi vệ sinh mắt, bạn hãy lau từ khu vực trong (bên cạnh mũi) ra phía bên ngoài. Đồng thời sử dụng một bề mặt gạc cho mỗi lần lau để ghèn mắt không bị sót lại trên mắt;
- Nếu sử dụng khăn giấy hoặc giấy lau, bạn phải dọn dẹp giấy rác sạch sẽ và không vứt bừa bãi;
- Nếu dùng khăn để làm sạch mắt, bạn hãy giặt chúng ngay sau khi dùng để không ai tiếp xúc hoặc sử dụng chúng. Sau khi lau mắt, hãy nhớ rửa tay để tránh bệnh lan sang mắt bên cạnh bạn nhé.
- Bạn không nên sử dụng thuốc được kê toa hoặc toa thuốc cũ cho người khác, vì có thể chúng không phù hợp với tình trạng hiện tại của người bệnh hoặc có thể bạn đã bị nhiễm các loại bệnh khác gây ra đau mắt đỏ;
- Khi chuẩn bị dùng thuốc nhỏ mắt cho trẻ em, bạn yêu cầu trẻ nằm xuống nơi bằng phẳng, bảo trẻ khép hờ mắt lại và từ từ nhỏ nước vào góc bên trong mắt bên cạnh sống mũi, và để nước từ từ chảy vào trong mắt trẻ. Khi trẻ mở mắt, thuốc sẽ nhẹ nhàng di chuyển vào các màng nhầy bị nhiễm trùng mà không cần phải nháy mắt liên tục.
- Bênh đau mắt đỏ là một bệnh lành tính và dễ điều trị. Tuy nhiên, nó có khả năng lây lan rất nhanh. Chính vì vậy, khi thời tiết chuyển mùa, hãy nhớ vệ sinh cơ thể sạch sẽ và không sử dụng chung đồ đạc cá nhân với người khác để không mắc bệnh đau mắt đỏ.
Những điều cần tránh khi đang điều trị bệnh đau mắt đỏ
- Không nên đi học hoặc đi làm cho đến khi nào bệnh tình cải thiện;
- Nếu bệnh mắt đỏ do virus gây ra, bệnh tình sẽ bắt đầu cải thiện từ 3 đến 5 ngày. Thông thường, loại đau mắt đỏ này không nhất thiết phải sử dụng thuốc, tuy nhiên, việc ngăn ngừa bệnh lây lan lại rất quan trọng. Việc điều trị bệnh tại nhà sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn và bệnh sẽ từ từ biến mất;
- Nếu bệnh đau mắt đỏ do vi khuẩn gây ra, người bệnh có thể đi học hoặc làm việc sau khi được điều trị 24 giờ với thuốc kháng sinh và các triệu chứng sau đó đang từ từ được cải thiện. Việc điều trị kháng sinh theo toa thường nhanh chóng giết chết vi khuẩn gây ra bệnh;
- Bạn phải dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Toa thuốc có thể bao gồm thuốc nhỏ mắt và thuốc mỡ bôi vùng quanh mắt.
- Đối với bệnh đau mắt đỏ liên quan đến dị ứng, thuốc kháng histamine như Loratadine (Claritin) hoặc Cetirizine (Zyrtec) có thể giúp làm dịu các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, bạn không được dùng thuốc kháng histamine cho trẻ em nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ.
Bênh đau mắt đỏ là một bệnh lành tính và dễ điều trị. Tuy nhiên, nó có khả năng lây lan rất nhanh. Chính vì vậy, khi thời tiết chuyển mùa, hãy nhớ vệ sinh cơ thể sạch sẽ và không sử dụng chung đồ đạc cá nhân với người khác để không mắc bệnh đau mắt đỏ.
BỆNH VIỆN MẮT KỸ THUẬT CAO PHƯƠNG NAM
Địa chỉ: 360 Điện Biên Phủ P11-Q10-TP.HCM (đối diện BV Bình Dân)
Điện thoại: (08) 544 56360 – Fax: (08) 544 56363
Hotline tư vấn Phaco & Lasik: 0979 79 72 79
E-mail: info@benhvienmatphuongnam.com
Website: www.benhvienmatphuongnam.com