Kiến thức

Cách chữa bệnh đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là tình trạng gây ra khó chịu cho mắt, làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Mặc dù cơ thể của bạn có thể tự chữa lành bệnh đau mắt đỏ, nhưng bạn cũng có thể thực hiện các biện pháp để giúp làm tăng tốc độ của quá trình chữa lành bệnh.

Sau đây là một vài thông tin mà bạn có thể tìm hiểu để có thể thoát khỏi những khó chịu do đau mắt đỏ một cách nhanh chóng. Hãy cùng Bệnh viện mắt Phương Nam tìm hiểu nào!

Cach-chua-benh-dau-mat-do-1
Cơ thể của bạn có thể tự chữa lành bệnh đau mắt đỏ

Khi nào nên đi khám bệnh?

Bạn nên đi khám bệnh nếu đau mắt đỏ kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng như sau:

  • Cảm thấy mắt bị đau vừa hoặc đau nặng hoặc nếu tầm nhìn của bạn trở nên giảm sút và các triệu chứng này không cải thiện sau khi bạn đã lau sạch dịch nhầy ở mắt.
  • Mắt trở nên tối màu hoặc chuyển sang màu đỏ đậm.
  • Nghi ngờ rằng bạn đang mắc phải một dạng viêm kết mạc siêu vi nghiêm trọng, chẳng hạn như do virus herpes simplex gây nên, hoặc nếu bạn bị suy giảm miễn dịch do nhiễm HIV hoặc do trải qua quá trình điều trị ung thư nào đó.
  • Thuốc kháng sinh không giúp cải thiện tình trạng viêm kết mạc do vi khuẩn sau 24 giờ.
Cach-chua-benh-dau-mat-do-2
Bạn nên đi khám bệnh nếu đau mắt đỏ kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng

Chữa bệnh đau mắt đỏ tại nhà

1. Sử dụng thuốc dị ứng

Vậy bệnh đau mắt đỏ nên dùng thuốc gì? Nếu bạn bị viêm kết mạc do dị ứng nhẹ, thuốc dị ứng thông thường có thể giúp bạn loại bỏ các triệu chứng trong vòng vài giờ đến vài ngày. Nếu các triệu chứng không nhanh chóng thuyên giảm, có thể bạn đã bị nhiễm bệnh viêm kết mạc do vi khuẩn hoặc siêu vi.

Cơ thể sẽ phản ứng với các tác nhân gây dị ứng bằng cách sản xuất ra một loại hoá chất có tên gọi histamin, và loại hoá chất này là thủ phạm gây đau mắt đỏ và các triệu chứng dị ứng khác. Thuốc kháng chất histamin sẽ làm giảm hoặc ngăn chặn hoàn toàn lượng histamin do cơ thể sản sinh, từ đó giúp ngăn chặn các triệu chứng đau mắt đỏ.

Đồng thời, hãy sử dụng thuốc thông mũi. Mặc dù thuốc thông mũi sẽ không giúp bạn chống lại ảnh hưởng của các tác nhân dị ứng, thuốc sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng viêm nhiễm mô mắt.

Cach-chua-benh-dau-mat-do-3
Thuốc kháng chất histamin giúp ngăn chặn các triệu chứng đau mắt đỏ

2. Tăng cường ngay đề kháng cho cơ thể

Tất cả các loại dịch bệnh do lây nhiễm virus như bệnh chân tay miệng, sởi, thủy đậu, đau mắt đỏ, …, đều không có thuốc trị.

Khi đã bị lây nhiễm mà mắc bệnh, bạn cần phải tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Như vậy người bệnh mới giảm mệt mỏi, ít bị mất sức, ăn uống tốt hơn và mau hết bệnh hơn. Nhất là giúp cho bệnh không có chiều hướng nặng lên và nguy cơ bị các biến chứng của bệnh, đặc biệt là với trẻ nhỏ, sức đề kháng luôn yếu kém.

3. Sử dụng thuốc nhỏ mắt không cần kê toa

“Nước mắt nhân tạo” có thể giúp xoa dịu các triệu chứng và giúp bạn rửa mắt.

Hầu hết các loại thuốc nhỏ mắt thông thường là các loại dung dịch bôi trơn dịu nhẹ có chiết xuất từ nước muối được sử dụng để thay thế cho nước mắt. Thuốc nhỏ mắt có thể làm giảm khô mắt do đau mắt đỏ, và chúng cũng có thể giúp rửa sạch mắt khỏi các chất bẩn có thể kéo dài các triệu chứng viêm kết mạc do siêu vi, vi khuẩn, hoặc do dị ứng.

Một vài loại thuốc nhỏ mắt không cần kê toa cũng có chứa chất kháng histamin rất hữu hiệu trong việc điều trị viêm kết mạc do dị ứng.

Cach-chua-benh-dau-mat-do-4
Nước mắt nhân tạo có thể giúp xoa dịu các triệu chứng

4. Thường xuyên lau sạch vùng mắt bị nhiễm bệnh

Bênh cạnh điều trị bằng thuốc, bệnh nhân cũng cần chú ý đến việc làm vệ sinh cho đôi mắt. Bất kể khi nào mắt bạn bắt đầu rỉ dịch, hãy lau sạch mắt để ngăn ngừa vi khuẩn gây mưng mủ cho mắt.

Cách lau mắt an toàn:

  • Lau mắt bắt đầu từ vị trí gốc mắt trong cùng, ngay cạnh mũi. Nhẹ nhàng lau toàn bộ mắt theo chiều tiến dần về đuôi mắt bên ngoài. Cách này sẽ giúp loại bỏ dịch nhầy khỏi ống dẫn nước mắt và khỏi mắt của bạn một cách an toàn.
  • Rửa sạch tay trước và sau khi lau mắt.
  • Lau mắt với bề mặt giấy sạch để tránh chất dịch bị dính trở lại vào mắt.
  • Ngay lập tức vứt bỏ khăn giấy hoặc khăn lau mắt dùng một lần. Bỏ khăn mặt vào sọt chứa đồ giặt ngay sau khi sử dụng.
Cach-chua-benh-dau-mat-do-5
Lau mắt với bề mặt giấy sạch để tránh chất dịch bị dính trở lại vào mắt

5. Chườm lạnh hoặc chườm ấm

Ngâm một chiếc khăn mềm, sạch, không bám bụi bẩn vào nước. Vắt khăn để loại bỏ lượng nước dư thừa, nhắm mắt và áp khăn nhẹ nhàng vào mắt.

Chườm lạnh rất tốt để điều trị bệnh viêm kết mạc do dị ứng, nhưng chườm ấm sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn và làm giảm sưng tấy khi mắc bệnh viêm kết mạch do siêu vi hoặc do vi khuẩn.

Hãy nhớ rằng chườm ấm có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm sang vùng mắt còn lại, vì vậy, bạn nên thay gạc sau mỗi lần sử dụng và dùng các miếng gạc khác nhau cho mỗi bên mắt.

Cach-chua-benh-dau-mat-do-6
Chườm lạnh rất tốt để điều trị bệnh viêm kết mạc do dị ứng

6. Loại bỏ kính áp tròng

Nếu bạn sử dụng kính áp tròng, bạn cần phải tháo bỏ kính khi bị đau mắt đỏ. Kính áp tròng có thể gây khó chịu cho mắt, làm các biến chứng trở nên trầm trọng hơn, và có thể giữ lại các vi khuẩn gây viêm kết mạc trong mắt.

Vứt bỏ các loại kính áp tròng dùng một lần nếu bạn sử dụng chúng khi bạn đang mắc bệnh viêm kết mạc do vi khuẩn hoặc do siêu vi.

Bạn nên làm sạch kỹ lưỡng các loại kính áp tròng sử dụng nhiều lần trước khi tái sử dụng chúng.

Cach-chua-benh-dau-mat-do-7
Vứt bỏ các loại kính áp tròng dùng một lần

Ngăn ngừa lây nhiễm

Viêm kết mạc do siêu vi và do vi khuẩn rất dễ lây lan, và sau khi đã khỏi bệnh, bạn vẫn có thể tái nhiễm bệnh nếu bệnh đã lây lan sang các thành viên khác trong gia đình bạn.

Vì thế bạn cần phải giữ các quy tắc sau để ngăn ngừa lây nhiễm do bệnh viêm kết mạc siêu vi và vi khuẩn gây ra:

  • Không chạm tay vào mắt. Nếu bạn đã vô tình chạm tay vào mắt hoặc mặt, hãy nhanh chóng rửa sạch tay ngay sau đó. Ngoài ra, bạn cũng nên rửa sạch tay sau khi sử dụng các loại thuốc dành cho mắt.
  • Thay khăn sạch mỗi ngày. Trong suốt quá trình nhiễm bệnh, bạn nên thay bao gối mỗi ngày.
  • Không để người khác dùng chung các vật dụng đã từng chạm vào mắt của bạn. Các vật dụng này bao gồm thuốc nhỏ mắt, khăn tắm, khăn trải giường, mỹ phẩm dành cho mắt, kính áp tròng, dung dịch dành cho kính áp tròng hoặc hộp đựng kính, hoặc khăn tay.
  • Không sử dụng mỹ phẩm trên mắt cho đến khi bạn đã hoàn toàn khỏi bệnh bởi vì các loại mỹ phẩm này có thể làm bạn tái nhiễm bệnh. Nếu bạn đã từng sử dụng bất kỳ một loại mỹ phẩm nào đó khi bị đau mắt đỏ, hãy vứt bỏ nó.
  • Xin nghỉ học hoặc nghỉ làm vài ngày. Hầu hết mọi bệnh nhân mắc bệnh viêm kết mạc do siêu vi có thể đi học hoặc đi làm trở lại sau 3 đến 5 ngày, khi các triệu chứng đã được cải thiện. Đa số những người bị nhiễm bệnh viêm kết mạc do vi khuẩn có thể đi học hoặc đi làm sau khi các triệu chứng đã biến mất hoặc 24 giờ sau khi sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh.
Cach-chua-benh-dau-mat-do-8
Không sử dụng mỹ phẩm trên mắt cho đến khi bạn đã hoàn toàn khỏi bệnh

 

Nếu áp dụng đúng cách, thường sau ngày thứ 3 – 4 ngày, mắt sẽ không còn tiết dử, đỡ chói nhưng vẫn đỏ, chảy nước mắt. Đại đa số bệnh nhân chỉ cần thực hiện rửa mắt mỗi ngày thì sau 7 – 10 ngày là khỏi mà không phải dùng thêm loại thuốc nào. Nếu thấy diễn biến nặng lên hãy đi khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị. Chúc các bạn thành công!

 

 

BỆNH VIỆN MẮT KỸ THUẬT CAO PHƯƠNG NAM

Địa chỉ: 360 Điện Biên Phủ P11-Q10-TP.HCM (đối diện BV Bình Dân)

Điện thoại: (08) 544 56360 – Fax: (08) 544 56363

Hotline tư vấn Phaco & Lasik: 0979 79 72 79

E-mail: info@benhvienmatphuongnam.com

Website: www.benhvienmatphuongnam.com

Chia sẻ

Kiến thức liên quan