Viêm kết mạc cấp ở trẻ em

Viêm kết mạc cấp ở trẻ em

16-11-2017 01:14:36 AM –

12922

Thời tiết nóng ẩm chính là thời cơ của nhiều căn bệnh mà trẻ em dễ mắc phải, trong đó, viêm kết mạc cấp có khả năng bùng phát thành dịch rất cao trở thành nỗi lo không của riêng bất cứ bà mẹ nào.

Vì vậy, hãy cùng Bệnh viện mắt Phương Nam tìm hiểu về căn bệnh này ở trể em để có biện pháp chăm sóc, phòng bệnh cho gia đình hợp lý nhé.

Viem-ket-mac-cap-o-tre-em-1
Viêm kết mạc cấp có khả năng bùng phát thành dịch rất cao

Viêm kết mạc cấp là gì?

Kết mạc là màng bao phủ tròng trắng của mắt và lớp sau mi mắt, đảm bảo cho mi mắt không dính chặt vào nhãn cầu đồng thời để có thể trượt dễ dàng trên bề mặt đó mà không gây tổn thương cho giác mạc.

Kết mạc rất dễ viêm do tác động của các nhân tố bên ngoài. Viêm kết mạc cấp là tình trạng viêm cấp tính của kết mạc, thường do nhiễm trùng (do virus, vi khuẩn) hoặc dị ứng.

Viêm kết mạc cấp có nhiều hình thái

  • Viêm kết mạc cấp tiết tố mủ do vi khuẩn: Đây là hình thái viêm kết mạc dạng nhú tối cấp.
  • Viêm kết mạc cấp tiết tố màng do vi khuẩn: là loại viêm kết mạc cấp tiết tố có màng phủ trên diện kết mạc, có màu trắng xám hoặc trắng ngà.
  • Viêm kết mạc do virus: Là viêm kết mạc có kèm nhú, nhiều tiết tố và hoặc có giả mạc, bệnh thường kèm sốt nhẹ và các biểu hiện cảm cúm, có hạch trước tai, thường phát triển thành dịch.

Trẻ em ở độ tuổi nào dễ bị mắc bệnh viêm kết mạc cấp?

Bệnh viêm kết mạc cấp thường gặp ở những trẻ hơn 3 tháng tuổi, vì từ độ tuổi này trẻ thường dụi tay vào mắt và miệng nhiều hơn, do đó dễ dàng làm bệnh dễ lây lan.

 

Viem-ket-mac-cap-o-tre-em-3
Khi đến lứa tuổi mẫu giáo, bệnh lại càng phổ biến hơn

 

 

Khi đến lứa tuổi mẫu giáo, bệnh lại càng phổ biến hơn do sự tiếp xúc thường xuyên của trẻ trong lớp học. Vi khuẩn có thể lây lan từ mũi, miệng, họng và dịch tiết từ mắt do tiếp xúc trực tiếp. Mặt khác vi khuẩn cũng có thể lây nhiễm vào khăn mặt, từ đây lây nhiễm vào mắt nếu trẻ tiếp xúc với khăn mặt và khăn tay đã bị nhiễm khuẩn.

Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị của bệnh viêm kết mạc cấp

Trẻ bị viêm kết mạc thường xuất phát từ 6 nguyên nhân chính sau đây:

1. Viêm kết mạc do vi khuẩn

Vi khuẩn Proteus, Enterobacteriaceae, phế cầu, tụ cầu vàng, lậu cầu, não mô cầu…

  • Mắt đỏ, tiết tố mủ nhiều.
  • Buổi sáng mắt dính, khó mở, chảy nước mắt, cộm xốn.
  • Thường ở 1 mắt, kết mạc cương tụ toàn bộ.

Vi khuẩn Lậu cầu (Neisseria Gonorrheae)

  • Có thể lây từ đường sinh dục mẹ, từ tay thầy thuốc đỡ đẻ sang mắt trẻ sơ sinh.
  • Khởi phát đột ngột, chảy nhiều mủ.
  • Kết mạc có màu đỏ tươi, phù nhiều và có thể có màng giả mạc phủ lên trên bề mặt kết mạc sụn mi.
  • Có hạch trước tai, mí mắt sưng phồng, đau, nhanh chóng dẫn đến biến chứng loét giác mạc, nhanh thủng mắt.

Mắt hột do vi khuẩn Chlamydia trachomatis

  • Cộm xốn, chảy nước mắt, đỏ mắt, tiết tố mủ nhầy.
  • Hột ở kết mạc, sẹo ở kết mạc, lõm hột ở vùng rìa, lông siêu, lông quặm.
  • Thường có thời gian ủ bệnh 5-14 ngày.
Viem-ket-mac-cap-o-tre-em-4
Mắt đỏ, tiết tố mủ nhiều là dấu hiệu thường gặp ở viêm kết mạc cấp

 

 

2. Viêm kết mạc do virus (Virus herpes zoster, adenovirus, enterovius, Herpes simplex)

  • Cương tụ, phù kết mạc.
  • Xảy ra ở một bên mắt trước và sau đó vài ngày đến mắt còn lại.
  • Hai mí mắt có thể bị sưng phồng.
  • Chảy nước mắt nhiều, cộm xốn có cảm giác như vật lạ ở trong mắt.
  • Xuất hiện vào mùa có dịch, có thể chảy máu ở tròng trắng, có hạch trước tai, đôi khi sốt, có thể có giả mạc ở kết mạc.

3. Viêm kết mạc do dị ứng

  • Ghèn lỏng, cộm xốn
  • Ngứa nhiều, chảy nước mắt, tái phát thường xuyên.
  • Không lây lan, xuất hiện theo mùa.
  • Phù mi mắt, phù  tròng trắng mắt đỏ.
  • Nhiều gai nhú ở kết mạc sụn mi trên xếp thành hình gạch lát.

4. Viêm kết mạc do nhiễm độc

Các chất axit, kiềm, chất độc hoá học, thuốc atropine là tác nhân gây kích thích mạnh gây viêm kết mạc, tổn thương giác mạc

5. Viêm kết mạc do nấm

Kèm theo viêm loét giác mạc do nấm Candida albicans, Aspergillus.

6. Viêm kết mạc do ký sinh trùng (chấy, rận)

Biến chứng và tiến triển bệnh viêm kết mạc

Mặc dù có nhiều loại viêm kết mạc có xu hướng tự khỏi như viêm kết mạc do virus… Tuy nhiên có một số loại viêm kết mạc có diễn biến bệnh lý đáng quan tâm mà chúng ta không thể chủ quan như:

  • Viêm kết mạc do cầu khuẩn lậu có thể nhanh chóng chuyển sang viêm loét giác mạc và tiếp đó là biến chứng thủng nhãn cầu.
  • Viêm kết mạc do Adenovirus có thể xuất hiện viêm giác mạc chấm nông.
  • Viêm kết mạc dị ứng mùa xuân: nhú gai quá phát ở kết mạc sụn mi trên có thể gây ra loét trợt nông ở giác mạc.
  • Mắt hột có thể gây lông quặm, sẹo giác mạc, mù, khô mắt, biến dạng bờ mi.
Viem-ket-mac-cap-o-tre-em-5
Có một số loại viêm kết mạc có diễn biến bệnh lý đáng quan tâm

 

Chính bởi vậy các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và tư vấn kịp thời. Để phòng bệnh viêm kết giác mạc cấp lây lan, bùng phát thành dịch, mọi người cần tuân thủ một số khuyến cáo: Khi trẻ bị nhiễm bệnh phải cách ly không cho trẻ đến trường, công viên, nơi đông người trong vòng 2 tuần; Nhân viên y tế bị bệnh không nên đến nơi khám mắt cho trẻ ít nhất 2 tuần; Khi khám bệnh nhân nhiễm adenovirus, cán bộ y tế phải rửa tay và sát trùng dụng cụ sau khi khám. Vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ, tránh sử dụng chung khăn mặt…

 

 

BỆNH VIỆN MẮT KỸ THUẬT CAO PHƯƠNG NAM

Địa chỉ: 360 Điện Biên Phủ P11-Q10-TP.HCM (đối diện BV Bình Dân)

Điện thoại: (08) 544 56360 – Fax: (08) 544 56363

Hotline tư vấn Phaco & Lasik: 0979 79 72 79

E-mail: info@benhvienmatphuongnam.com

Website: www.benhvienmatphuongnam.com

Các tin khác

Cắt mộng mắt kiêng ăn gì cho mau lành?

Cắt mộng mắt kiêng ăn gì cho mau lành?

Cắt mộng mắt là giải pháp tạo cho bạn đôi mắt trẻ trung. Hiện nay nhiều khách hàng sau khi cắt mộng mắt bạn lo lắng việc cắt mộng mắt kiêng ăn gì để tránh tổn hại khi mắt chưa lành.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *