Viêm kết mạc lâu ngày không khỏi thì làm sao?

Viêm kết mạc lâu ngày không khỏi thì làm sao?

21-12-2017 01:30:33 AM –

17129

Viêm kết mạc được chữa trị sớm và đúng cách sẽ khỏi trong vòng 7-10 ngày. Tuy nhiên không ít trường hợp kéo dài từ 3-4 tuần, khi đó, được coi là viêm kết mạc mạn tính.

Vậy viêm kết mạc lâu ngày không khỏi thì làm sao? Hãy cùng Bệnh viện Mắt Phương Nam đi tìm câu trả lời nhé!

 

Viem-ket-mac-lau-ngay-khong-khoi-thi-lam-sao-1
Viêm kết mạc được chữa trị sớm và đúng cách sẽ khỏi trong vòng 7-10 ngày

Viêm kết mạc là tình trạng viêm của lớp kết mạc. Khi tình trạng viêm kéo dài hơn 3-4 tuần, được coi là viêm kết mạc mãn tính.

Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm kết mạc là do virut hoặc vi khuẩn. Viêm kết mạc cũng có thể do những chất hóa học gây kích thích, do sử dụng các phương pháp chữa bệnh mắt truyền thống lạc hậu hoặc do dị ứng.

 

Viem-ket-mac-lau-ngay-khong-khoi-thi-lam-sao-2
Cấu tạo của mắt

 

Điều trị viêm kết mạc có thể cần đến thuốc kháng sinh nhỏ mắt, thuốc mỡ hoặc thuốc uống, nước mắt nhân tạo, thuốc kháng viêm, loại bỏ các lí do có thể gây độc cho mắt và vệ sinh mắt thường xuyên. Tuy nhiên không tự ý sử dụng thuốc trước khi bạn tìm đến bác sĩ chữa viêm kết mạc giỏi tại các bệnh viện chuyên khoa mắt.

Những nguyên nhân khiến cho viêm kết mạc lâu khỏi hơn

Viêm kết mạc do virút

Viêm kết mạc u mềm lây lan.

Bệnh thường gặp ở trẻ em, bị tổn thương ở một hoặc cả hai mí mắt do virút gây ra nhiễm trùng da

Các tổn thương nhỏ, tròn, nhợt nhạt, hơi trắng, dạng cục u nhỏ và lõm trên mí mắt. Mắt bị nhiễm trùng sẽ đỏ với một ít mủ. Bệnh này không thể tự khỏi, cần chú trọng việc vệ sinh sạch sẽ phần mí mắt bị tổn thương bằng cách dùng thìa nạo hoặc các dụng cụ cùn.

 

Viem-ket-mac-lau-ngay-khong-khoi-thi-lam-sao-3
Viêm kết mạc do virút

Viêm kết mạc thể mi do virút Herpes Simplex.

Bệnh này rất phổ biến ở trẻ em. Trẻ bị bọng giộp ở vùng da quanh một mắt, còn mắt kia bị đỏ, đau nhức và có thể nhạy cảm với ánh sáng. Cách chữa trị là uống thuốc nhỏ mắt chống lại virút hoặc thuốc mỡ bôi mắt (ví dụ Idoxuridine, Acyclovir).

Viêm kết mạc do vi khuẩn

  • Viêm kết mạc cấp tính

Viêm kết mạc do vi khuẩn chỉ tác động một mắt, lượng mủ và sưng mí mắt thường nhiều hơn. Người bệnh cảm thấy đau rát, cảm giác như có vật gì lọt vào mắt và hai mí mắt dính chặt vào nhau sau một đêm ngủ dậy. 

Điều trị bằng kháng sinh liều mạnh như Terecylin hay thuốc mỡ tra mắt.

  • Viêm kết mạc do cầu khuẩn.

Thường gặp ở trẻ sơ sinh, người lớn nhiễm bệnh qua quan hệ tình dục, người sử dụng nước tiểu có nhiễm cầu khuẩn để chữa bệnh theo cách truyền thống. Người bệnh có mí mắt sưng to, mủ ra nhiều và giác mạc bị loét. 

Điều trị cho người lớn thường uống thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ chứa kháng sinh mỗi giờ 1 lần.

 

Viem-ket-mac-lau-ngay-khong-khoi-thi-lam-sao-4
Viêm kết mạc do vi khuẩn

Viêm kết mạc mãn tính do vi khuẩn

Nhiễm trùng vùng rìa mí mắt do vi khuẩn có thể dẫn đến viêm kết mạc mãn tính. Người bệnh bị đau nhức mí mắt kèm theo một ít mủ. Mắt trông có vẻ bình thường hoặc hơi đỏ. 

Điều trị tập trung vào mí mắt như uống thuốc mỡ có chứa Tetracycline tra vào vùng rìa mí mắt 3 lần/ngày sau khi đã rửa sạch vùng rìa mí mắt.

Viêm kết mạc do vi khuẩn Chlamydia

Thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ em bị mắt hột, trẻ vị thành niên bị lây nhiễm qua quan hệ tình dục. Điều trị: rửa sạch mí mắt, tra thuốc mỡ mắt chứa Tetracycline.

Viêm kết mạc dị ứng

Nguyên nhân không được rõ, nhưng bệnh thường xuất hiện ở những người bị bệnh hen và bệnh chàm hoặc những người bị dị ứng kéo dài. Người bệnh cảm thấy ngứa lặp đi lặp lại, có mủ đặc quánh, nhạy cảm với ánh sáng, thị lực mờ đục và mắt đổi màu. Cần chữa trị theo chỉ định của bác sĩ nhãn khoa.

Bạn có thể tham khảo thêm Một số thuốc nhỏ mắt chống viêm kết mạc dị ứng, tuy nhiên bạn phải nhớ cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ nhé!

  • Viêm kết mạc hóa chất

Bệnh rất phổ biến nhưng hiếm khi tác động đến thị lực.

 

Viem-ket-mac-lau-ngay-khong-khoi-thi-lam-sao-5
Viêm kết mạc dị ứng

 

Ngoài ra, các bệnh nhân nên lưu ý là đối với bệnh nhân đái tháo đường khi bị mắc một bệnh viêm nhiễm nào đó thì thời gian lành bệnh bao giờ cũng kéo dài hơn người bình thường do khả năng miễn dịch kém hơn, thời gian hồi phục lâu hơn. Vì vậy chúng ta cần bình tĩnh điều trị cho đến khi bệnh khỏi hẳn và chớ sốt ruột làm bệnh càng lâu khỏi. Chúc các bạn mau chóng khỏi bệnh!

 

 

BỆNH VIỆN MẮT KỸ THUẬT CAO PHƯƠNG NAM

Địa chỉ: 360 Điện Biên Phủ P11-Q10-TP.HCM (đối diện BV Bình Dân)

Điện thoại: (08) 544 56360 – Fax: (08) 544 56363

Hotline tư vấn Phaco & Lasik: 0979 79 72 79

E-mail: info@benhvienmatphuongnam.com

Website: www.benhvienmatphuongnam.com

Các tin khác

Cắt mộng mắt kiêng ăn gì cho mau lành?

Cắt mộng mắt kiêng ăn gì cho mau lành?

Cắt mộng mắt là giải pháp tạo cho bạn đôi mắt trẻ trung. Hiện nay nhiều khách hàng sau khi cắt mộng mắt bạn lo lắng việc cắt mộng mắt kiêng ăn gì để tránh tổn hại khi mắt chưa lành.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *