Cách điều trị viêm kết mạc

Cách điều trị viêm kết mạc

21-11-2017 09:35:12 AM –

12591

Viêm kết mạc là bệnh lành tính song vẫn có tỷ lệ biến chứng là 20%, nhiều nhất là viêm giác mạc hoặc để lại sẹo, giảm thị lực do không điều trị đúng cách và kịp thời. Do đó, hãy bỏ túi một số kiến thức cũng như cách điều trị căn bệnh này để đảm bảo thị lực cho cả gia đình.

Ngoài ra, để nắm thêm về tình hình của bệnh, bạn có thể tìm hiểu thêm Bệnh viêm kết mạc là gì? Giờ thì cùng Bệnh viện mắt Phương Nam tìm hiểu về cách điều trị viêm kết mạc nào!

Cach-dieu-tri-viem-ket-mac-1
Viêm kết mạc là bệnh lành tính song vẫn có tỷ lệ biến chứng là 20%

 

Viêm kết mạc thường nhẹ và nếu biết rõ nguyên nhân gây bệnh thì việc điều trị cũng dễ dàng. Thường mỗi loại viêm kết mạc sẽ có một dấu hiệu và triệu chứng chuyên biệt. 

Nếu để ý đến những triệu chứng này, ta có thể chẩn đoán được nguyên nhân và có cách phòng ngừa, điều trị.

1. Viêm kết mạc do vi khuẩn

  • Dấu hiệu chủ quan (bệnh nhân thấy): Buổi sáng mắt dính, khó mở, ghèn nhiều. 
  • Khám nghiệm: Có nhiều ghèn (thường ở một mắt), mắt có màu đỏ như thịt bò tươi.
  • Điều trị: Dùng kháng sinh nhỏ và uống. Đối với trẻ em, thuốc mỡ thường được sử dụng nhiều hơn.
Cach-dieu-tri-viem-ket-mac-2
Viêm kết mạc do vi khuẩn có ghèn nhiều

2. Viêm kết mạc do virus

Viêm kết mạc do virus thường bắt đầu ở một mắt và sau đó lây nhiễm vào mắt khác trong vòng vài ngày. Dấu hiệu và triệu chứng dần dần tự rõ ràng.

  • Dấu hiệu chủ quan: Chảy nước mắt nhiều, cảm giác có vật lạ ở trong mắt. Lây lan thường xuất hiện vào mùa có dịch.
  • Khám nghiệm: Mắt đỏ nhiều, sưng; thường bị cả hai mắt, có thể chảy máu ở tròng trắng, có hạch hai bên dái tai, đôi khi sốt.
  • Điều trị: Nhỏ thuốc sát trùng, kháng sinh ngừa bội nhiễm. Giữ vệ sinh mắt để tránh lây lan.
Cach-dieu-tri-viem-ket-mac-3
Viêm kết mạc do virus có thể gây ra chảy máu ở tròng trắng

3. Bệnh viêm kết mạc do Chlamydia

Do một loại vi sinh vật có tên là Chlamydia trachomatis gây nên, thường hay gặp ở trẻ sơ sinh. Sự lây nhiễm xảy ra khi trẻ sinh qua đường dưới của mẹ bị bệnh nên cần kiểm tra cả bố và mẹ trẻ.

  • Dấu hiệu chủ quan: có một mắt đỏ, kích thích vừa phải, tiết nhày mủ hoặc mủ và mí mắt dính chặt vào nhau khi thức dậy vào buổi sáng, thường sờ thấy hạch trước tai cùng bên.
  • Khám nghiệm: Xuất hiện nhú gai trên kết mạc. Dử mắt dạng mủ nhày.
  • Điều trị: Dùng thuốc tra tetracyclin 1%. Toàn thân có thể uống erythromycin.
Cach-dieu-tri-viem-ket-mac-4
Xuất hiện nhú gai trên kết mạc

4. Bệnh viêm kết mạc do lậu cầu

Do lậu cầu gây nên, hay gặp ở trẻ sơ sinh, tiến triển nặng, đặc biệt nguy hiểm với giác mạc. Bệnh cấp tính, xuất hiện vào ngày thứ 2-3 sau sinh do bị nhiễm từ đường sinh dục của mẹ khi sinh qua đường dưới.

  • Dấu hiệu chủ quan: Mắt trẻ bị sưng húp.
  • Khám nghiệm: Mi và kết mạc phù nề đỏ mọng, dử mắt dạng mủ vàng bẩn dính chặt hai mi, mủ nhiều trào qua khe mi, càng lau mủ càng chảy nếu không có biện pháp điều trị kịp thời bệnh sẽ lan vào giác mạc gây bệnh viêm giác mạc dẫn đến mù lòa.
  • Điều trị: Cần tra dung dịch argyrol 3% cho trẻ ngay sau khi sinh để phòng bệnh; cần lấy mủ làm xét nghiệm để xác định chính xác bệnh. Rửa mắt liên tục bằng nước muối sinh lý 0,9%. Tra dung dịch kháng sinh nhạy cảm với lậu cầu như các kháng sinh nhóm quinolone, cephalosporin… tra liên tục 10-15 phút/lần, sau đó giảm liều dần.
Cach-dieu-tri-viem-ket-mac-5
Trẻ bị viêm kết mạc mắt do tiếp xúc với dịch ở âm đạo của mẹ bị nhiễm lậu

5. Viêm kết mạc do dị ứng

  • Dấu hiệu chủ quan: Ngứa nhiều, chảy nước mắt, tái phát thường xuyên. Bệnh không lây lan, thường xuất hiện theo mùa.
  • Khám nghiệm: Phù tròng trắng.
  • Điều trị: Nhỏ hoặc uống thuốc dị ứng, nhỏ nước mắt nhân tạo. Đắp gạc lạnh lên mắt. ũng có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng viêm kết mạc dị ứng bằng cách tránh bất cứ điều gì gây dị ứng, khi có thể.

Ngoài ra, bạn còn có thể tìm hiểu thêm Viêm kết mạc dị ứng kiêng ăn gì?

Cach-dieu-tri-viem-ket-mac-6
Ngứa nhiều, chảy nước mắt

6. Mắt khô

  • Dấu hiệu chủ quan: Cảm giác như bỏng, khô, dính mắt, không muốn mở mắt, như có vật lạ trong mắt.
  • Khám nghiệm: Tròng trắng không bóng; thấy ở những người ít nhắm mắt, làm việc trong môi trường khô (như làm việc trước màn hình vi tính trong thời gian lâu, nơi gió cát), người cao tuổi, uống các loại thuốc dị ứng, an thần… lâu ngày hay nhỏ thuốc trị cườm nước.
  • Điều trị: Nhỏ nước mắt nhân tạo, tránh nơi gió cát, khô.

7. Viêm bờ mi

  • Dấu hiệu chủ quan: Mắt đỏ kinh niên (ở bờ mi mắt), cảm giác như có vật lạ, khi nặng sẽ làm mắt toét.
  • Khám nghiệm: Có vảy chân lông mi, bờ mi đỏ.
  • Điều trị: Uống và nhỏ kháng sinh, chủ yếu dùng nhóm Tetracycline.

Tuy nhiên, không phải có thể áp dụng cho tất cả đối tượng, đặc biệt là trẻ nhỏ. Bạn nên tham khảo thêm Cách điều trị và phòng tránh bệnh viêm bờ mi ở trẻ em để có cách xử lý đúng đắn và thích hợp.

Cach-dieu-tri-viem-ket-mac-7
Mắt đỏ kinh niên (ở bờ mi mắt)

 8. Viêm do nhiễm độc

  • Dấu hiệu chủ quan: Không đỏ nhiều nhưng bị kinh niên không lúc nào dứt. Có tiền căn dùng lâu dài loại thuốc nhỏ chứa chất bảo quản gây độc cho mắt. Mắt có cảm giác khó chịu, không có ghèn, không nhức.
  • Khám nghiệm: Lộn mi thấy có sẹo, không đỏ nhiều.
  • Điều trị: Xem lại các thuốc đã nhỏ có chứa loại chất bảo quản nào không? (như Benzakonium gây độc cho mắt). Nên dùng các loại thuốc nhỏ không có chất bảo quản.

Là một thể bệnh dị ứng theo mùa với biểu hiện lâm sàng và tiến triển riêng biệt. Thường khởi phát bệnh ở độ 5 tuổi, hay gặp ở nam giới.

  • Dấu hiệu chủ quan: tương tự các triệu chứng của viêm dị ứng
  • Khám nghiệm: trên kết mạc xuất hiện nhú viêm điển hình có hình đa giác xếp cạnh nhau. Trường hợp nặng các nhú phì đại dạng nhú khổng lồ. Bệnh có thể gây ảnh hưởng giác mạc dẫn đến nhìn mờ.
  • Điều trị: Dùng các thuốc tra corticoid như dexamethason 0,1%, hoặc các chế phẩm kháng sinh phối hợp corticoid như dung dịch maxitrol, tobradex, decodex…

Cần chú ý, nếu dùng thuốc kéo dài có thể gây các biến chứng nguy hiểm như: tăng nhãn áp, đục thể thủy tinh do vậy chỉ nên sử dụng thời gian ngắn, trong đợt cấp. Các thuốc này chỉ dùng khi có chỉ định và sự theo dõi của thầy thuốc. Ngoài ra có thể dùng các thuốc làm ổn định dưỡng bào: cromal, cromolyn,… Những thuốc này có thể dùng kéo dài. Đối với nhú phì đại dùng tia beta để điều trị.

 

Cach-dieu-tri-viem-ket-mac-8
Trên kết mạc xuất hiện nhú viêm điển hình có hình đa giác

10. Cách phòng chống bệnh viêm kết mạc

Ngăn chặn sự lây lan của viêm kết mạc bằng cách:

  • Không chạm vào đôi mắt với hai bàn tay.
  • Rửa tay thường xuyên.
  • Dùng khăn sạch và khăn hàng ngày.
  • Không chia sẻ khăn lau mặt.
  • Thay đổi vỏ gối thường xuyên.
  • Vứt bỏ mỹ phẩm mắt, chẳng hạn như mascara.
  • Không chia sẻ mỹ phẩm hoặc các mục mắt chăm sóc cá nhân.

Nhìn chung, khi có dấu hiệu bị bệnh, bạn nên đi khám lại tại Bệnh viện mắt Phương Nam để xác định rõ nguyên nhân gây bệnh viêm kết mạc, từ đó mới có cách điều trị hiệu quả và dứt điểm được.

 

 

BỆNH VIỆN MẮT KỸ THUẬT CAO PHƯƠNG NAM

Địa chỉ: 360 Điện Biên Phủ P11-Q10-TP.HCM (đối diện BV Bình Dân)

Điện thoại: (08) 544 56360 – Fax: (08) 544 56363

Hotline tư vấn Phaco & Lasik: 0979 79 72 79

E-mail: info@benhvienmatphuongnam.com

Website: www.benhvienmatphuongnam.com

Các tin khác

Cắt mộng mắt kiêng ăn gì cho mau lành?

Cắt mộng mắt kiêng ăn gì cho mau lành?

Cắt mộng mắt là giải pháp tạo cho bạn đôi mắt trẻ trung. Hiện nay nhiều khách hàng sau khi cắt mộng mắt bạn lo lắng việc cắt mộng mắt kiêng ăn gì để tránh tổn hại khi mắt chưa lành.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *